Đưa ngày sách đến 100% trường học

 Sáng 18-4, B Thông tin và Truyn thông (TT-TT) đã t chc Hi ngh toàn quc tng kết 5 năm thc hin quyết đnh ca Th tưng Chính ph v Ngày Sách Vit Nam (NSVN). 

Phó Th tưng Vũ Đc Đam phát biu ti hi ngh. Ảnh: VGP

Theo báo cáo của Bộ TT-TT, trong những năm qua, NSVN đã được tổ chức trên cả nước với quy mô ngày càng lớn. Cụ thể, có 90% tỉnh, thành đã triển khai các hoạt động của NSVN xuống các quận, huyện; 30% tỉnh, thành đã tổ chức hoạt động này ở cấp xã, phường. 100% cơ sở GD đã phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động của NSVN. Trên 66 triệu lượt HS,SV và trên 4,7 triệu lượt cán bộ, giảng viên, nhân viên tham gia hưởng ứng NSVN; đã xây dựng  được trên 30.000 tủ sách phụ huynh.

Qua 5 năm triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về NSVN, đã xuất bản được 160.000 xuất bản phẩm với 1,9 tỷ bản, tăng 20% về số cuốn và số bản sách. Chất lượng xuất bản phẩm được nâng cao, cung cấp cho xã hội khối lượng lớn thông tin, kiến thức của nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao dân trí và phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của mọi đối tượng bạn đọc.

Bộ TT-TT xác định trong 5 năm tới sẽ tập trung mọi nguồn lực phát triển văn hóa đọc, tăng mức hưởng thụ xuất bản phẩm/đầu người (không tính sách giáo khoa) tương đương với các nước trong khu vực, đạt chỉ số 4 bản sách/người/năm.

Xây dựng, khôi phục, phát triển mạng lưới cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. 100% tỉnh, thành có trung tâm phát hành xuất bản phẩm quy mô lớn, hiện đại; 90% xã có điểm phát hành xuất bản phẩm theo nhiều hình thức.

Đặc biệt đưa hoạt động của NSVN đến 100% cơ sở GD, 100% cấp quận, huyện, 40% xã, phường. Các tỉnh, thành lớn đều có đường sách, phố sách.

Tiếp tục xây dựng, hình thành và phát triển mô hình thư viện tư nhân, tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ. Phấn đấu 30-40% hộ gia đình có tủ sách.

Đồng thời phát triển xuất bản điện tử, chuyển đổi từ hình thức phát hành truyền thống sang phát hành trên mạng internet…

Tham dự và phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, với sự chung tay của các bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà xuất bản cùng đông đảo những người có tấm lòng, văn hóa đọc đã được khôi phục lại và có bước phát triển đáng mừng.

Ghi nhận những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng bày tỏ mong muốn các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng nỗ lực hơn nữa để NSVN và văn hóa đọc đi vào thực chất, lan tỏa đến mọi ngõ ngách, mọi cơ quan, mọi ngành, cấp, bởi đâu đó vẫn còn chưa tích cực, hình thức.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị phải đẩy mạnh hơn để phong trào tự học, đọc sách lan tỏa trong xã hội, trong giới trẻ, mà trước hết từ cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước. Theo Phó Thủ tướng, có nhiều công việc có thể làm tốt hơn nếu công chức dành thời gian để đọc, chưa nói đến đọc sách mà là đọc các văn bản.

Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan liên quan cần tích cực lồng ghép hơn vào tất cả các phong trào, từ xây dựng gia đình văn hóa, phong trào khuyến học, khuyến công, khuyến nông… đều gắn với đọc. Phải làm sao tiếp tục tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất, khuyến khích mọi người viết sách để có nhiều tác phẩm tốt, tác phẩm hay; tôn vinh nhiều tác giả, văn nghệ sĩ, tôn vinh những người đưa sách đến cộng đồng, đến với mọi người, mọi nhà. Đồng thời, phải phát huy tốt hơn vai trò của các hội, đặc biệt là Hội Xuất bản, Hội Khuyến học… trong xây dựng chính sách và cần tích cực tuyên truyền nhiều hơn về văn hóa đọc trong xu thế mới.

“Bây giờ nhiều người nói về công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhưng loài người nói chung, dân tộc ta nói riêng muốn vươn lên thì nhất định phải nâng cao dân trí, tăng cường phổ biến tri thức, phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn… Dù hình thức có những thay đổi nhưng đọc và sách sẽ vẫn là điều vô cùng quan trọng để đất nước, dân tộc có thể đi lên”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Minh Trưng

Nguồn: https://www.giaoduc.edu.vn/dua-ngay-sach-den-100-truong-hoc.htm